1) CSDDD – Khái niệm và Yêu cầu Chung
Chỉ thị về Trách nhiệm Doanh nghiệp về Bền vững (Corporate Sustainability Due Diligence Directive – CSDDD) là một quy định mới của Liên minh Châu Âu (EU), nhằm thiết lập các quy tắc bắt buộc cho các doanh nghiệp để xác định, ngăn chặn, giảm thiểu và chịu trách nhiệm về các tác động tiêu cực đến quyền con người và môi trường trong hoạt động kinh doanh và chuỗi giá trị của họ
2) Các mốc thời gian:
– Ngày 23 tháng 2 năm 2022: Ủy ban châu Âu đã thông qua đề xuất về CSDDD.
– Tháng 5 năm 2024: Các quốc gia thành viên EU chính thức thông qua.
– 2027: Chỉ thị có hiệu lực đối với các công ty rất lớn (doanh thu > 1.500 triệu EUR và nhân viên > 5.000)
– 2028: Chỉ thị có hiệu lực đối với các công ty nhỏ hơn (doanh thu > 900 triệu EUR và nhân viên > 3.000)
– 2029: Chỉ thị có hiệu lực đối với tất cả các công ty.
3) Phạm vi và Đối Tượng Áp Dụng
CSDDD áp dụng cho các doanh nghiệp lớn của EU và các doanh nghiệp không thuộc EU nhưng có hoạt động tại EU.
– Nhóm 1: Các doanh nghiệp EU có hơn 500 nhân viên và doanh thu toàn cầu hơn 150 triệu EUR trong năm tài chính gần nhất.
– Nhóm 2: Các doanh nghiệp EU có hơn 250 nhân viên và doanh thu toàn cầu hơn 40 triệu EUR, với ít nhất 50% doanh thu này được tạo ra trong các ngành có tác động lớn (như sản xuất vải, nông nghiệp và khai thác tài nguyên khoáng sản)
– Nhóm 3 và 4: Các doanh nghiệp không thuộc EU có doanh thu tại EU lớn hơn 150 triệu EUR hoặc 40 triệu EUR (tùy thuộc vào ngành và tỷ lệ doanh thu toàn cầu được tạo ra trong các ngành có tác động lớn)
3) Ảnh Hưởng của CSDDD đến Doanh Nghiệp Việt Nam:
Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có quan hệ đối tác và chuỗi cung ứng với EU, sẽ cần phải điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của CSDDD.
Điều này có thể bao gồm việc tăng cường các quy trình kiểm toán, đảm bảo tuân thủ thông qua các biện pháp hợp đồng và/hoặc các biện pháp xác minh tuân thủ như đánh giá toàn diện (ESG Due Diligence) hoặc đánh giá tuân thủ (Compliance Audit)
4) Hành Động của Doanh Nghiệp Việt Nam:
Các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị và thích ứng với các yêu cầu mới này bằng cách xây dựng và cải thiện các hệ thống quản lý ESG, tăng cường các quy trình kiểm soát nội bộ và đối tác, và phát triển các kế hoạch hành động để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và quyền con người trong chuỗi cung ứng
Tóm lại:
CSDDD đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy trách nhiệm doanh nghiệp về môi trường và xã hội.
Đối với Việt Nam, việc tuân thủ CSDDD không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là cơ hội để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế!