Uncategorized · Tháng mười 17, 2024 0

Các công việc liên quan đến ESG

[ESG] 7.2 – ESG Resouces

Chào các anh chị và các bạn, bài post này sẽ nói về Các công việc liên quan đến ESG, nằm trong cấu phần 7. Resources của hệ thống ESG

Bài post này liệt kê một số công việc liên quan đến Phát triển bền vững trong tổ chức, mà cụ thể hoá bằng các khía cạnh trong 03 trụ cột ESG

Bài post này nhằm mục đích hỗ trợ các bạn trẻ từ 20-30 tuổi, để lựa chọn các công việc mang tính bền vững, và phù hợp với background của các bạn.

No alternative text description for this image

Theo đó, một số công việc cụ thể, theo từng mục tiêu SDGs, như sau:
– SDG 1: công việc liên quan đến tài chính ngân hàng, cụ thể là công việc ở các ngân hàng và tổ chức tài chính hướng đến tài chính bền vững, tạm gọi là tài chính Xanh, bao gồm tín dụng xanh, tài chính vi mô
– SDG 2: công việc liên quan đến công nghệ thực phẩm, hướng đến việc sản xuất thực phẩm an toàn, bền vững và áp dụng công nghệ mới. Tiêu chuẩn ESG có liên quan là ISO 22001 về hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty có thể làm là các tổ chức F&B
– SDG 3: cán bộ HSE hoặc OHS (an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp) trong các nhà máy, công ty
– SDG 4: giáo dục
– SDG 5: bình đẳng giới; thường do bộ phận nhân sự HR hoặc CSR (trách nhiệm xã hội) trong các tổ chức thực hiện
– SDG 6: quản lý việc sử dụng nước và xử lý nước thải
– SDG 7: công nghệ liên quan đến việc sử dụng năng lượng bền vững; bao gồm cả các hệ thống hấp thụ carbon
– SDG 8: Các công việc liên quan đến các dự án về Khí nhà kính, bao gồm giảm phát thải và hấp thụ carbon; các công việc liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng bền vững; các công việc liên quan đến công trình xanh, gồm nhà máy, toà nhà văn phòng và nhà ở xanh (tôi sẽ có một bài viết về tiêu chuẩn công trình Xanh theo tiêu chuẩn Leed trong hôm nay 15/5)
– SDG 6: công việc về đánh giá rủi ro khí hậu. Thực tế, đã có các cơ quan nhà nước thực hiện việc này. Ở ngân hàng, việc này nằm trong chức năng bộ phận quản lý rủi ro môi trường và xã hội
– SDG 11: các công việc liên quan đến bảo vệ cộng đồng và tăng cường khả năng ứng phó rủi ro của cộng đồng, còn gọi là resilience. Bản thân tôi là một chuyên gia về dự phòng thảm hoạ và quản lý hoạt động liên tục (disaster recovery and business continuity – BCP)
– SDG 16: công việc liên quan đến công bằng, minh bạch và nâng cao hiệu quả quản trị tổ chức; cụ thể là các công việc về kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, thanh tra, an ninh, điều tra, phòng chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền. Tôi đã có một chuỗi bài viết về Hệ thống kiểm soát nội bộ, các bạn có thể đọc thêm ở phần Feature Linkedin. Có một chú ý quan trọng: các bạn tuyệt đối không nên làm các công việc liên quan đến Human Right nay Labour Right hoặc Independent Labour Union, ở Việt Nam, ở thời điểm hiện tại.
– SDG 17: công việc liên quan là các vị trí về Phân tích đầu tư tích hợp ESG, chính là công việc về ESG Analyst mà tôi đang thực hiện.

Trên đây là một số chia sẻ hướng nghiệp về ESG của tôi dành tặng các bạn trẻ 2x
Trân trọng.
Phạm Quốc Hưng
ESG Auditor

error: Content is protected !!
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
viVietnamese