Giới thiệu về VietESG

Giới thiệu về VietESG – tổ chức đánh giá ESG độc lập tiên phong tại Việt Nam

A. Sứ mệnh của VietESG

Chúng tôi, VietESG tự hào là tổ chức đánh giá ESG độc lập tiên phong ở Việt Nam, với sứ mệnh của một tổ chức đánh giá, là phục vụ cho việc:

– Hỗ trợ, thúc đẩy việc tiếp cận các chuẩn mực ESG tiên tiến trên thế giới tại Việt Nam
– Hỗ trợ việc triển khai ESG một cách minh bạch, hiệu quả
– Hỗ trợ việc chống lại các hành vi tẩy xanh (green washing)
– Hỗ trợ các bên tham gia vào việc triển khai ESG tại Việt Nam, bao gồm các DN thực hiện ESG, các tổ chức tư vấn, đào tạo, xếp hạng, kiểm toán và cung cấp dịch vụ đảm bảo v.v… trong việc đánh giá hiệu quả các hoạt động của họ
– Hỗ trợ các tổ chức như ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc đánh giá và ra quyết định cho vay, đầu tư.

B. VietESG – Tổ chức đánh giá và xếp hạng ESG tiên phong tại Việt Nam

Ở một thị trường còn non trẻ như Việt Nam, việc đánh giá các tổ chức tham gia vào các hoạt động liên quan đến ESG là cần thiết, bao gồm cả việc đánh giá các tổ chức xếp hạng, tổ chức tư vấn, tổ chức đào tạo, các hiệp hội và cá nhân tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ cho các hoạt động triển khai ESG.

Chúng tôi, VietESG, với vai trò của một tổ chức đánh giá độc lập, đã thực hiện một sự theo dõi (follow), quan sát các hoạt động của các tổ chức, bao gồm công ty và các hiệp hội, và các cá nhân thực hiện ESG tại Việt Nam, trong một thời gian khoảng 01 năm gần đây; và nhận thấy một sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các công ty, tổ chức Việt Nam – đây là kết quả đáng mừng sau những nỗ lực không mệt mỏi của các anh chị đồng nghiệp ESG.

C. Đội ngũ Chuyên gia ESG tại VietESG

Các chuyên gia ESG tại VietESG đáp ứng các yêu cầu sau:

1) Không thực hiện các hoạt động tư vấn và hỗ trợ triển khai ESG

Để đảm bảo tính độc lập, khách quan và sự tin cậy của các kết quả đánh giá, cũng như tránh các xung đột lợi ích có thể phát sinh, VietESG và các chuyên gia đánh giá thuộc tổ chức, đảm bảo và cam kết việc chưa bao giờ, không thực hiện và sẽ không bao giờ thực hiện các hoạt động tư vấn và hỗ trợ triển khai ESG, tại các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam

2) Tổ chức và thực hiện các hoạt động quản trị và đánh giá bám sát yêu cầu của ISO 17021 (yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận)

3) Các chuyên gia đánh giá ESG thuộc VietESG phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Có đầy đủ kỹ năng đánh giá và nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu về chuẩn mực, hành vi, đạo đức hành nghề; theo các yêu cầu về năng lực của chuyên gia đánh giá theo Tiêu chuẩn ISO 19011

b) Thực hiện đánh giá ESG, bao gồm từ việc chuẩn bị đánh giá, lập kế hoạch đánh giá, thực hiện đánh giá và lập báo cáo kết quả đánh giá, các hoạt động sau đánh giá; được nghiêm túc thực hiện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 19011

c) Có hiểu biết chung về ESG, bao gồm hiểu biết về các quy định phát luật quốc tế và Việt Nam; các xu hướng thực hiện ESG quốc tế và Việt Nam; tình hình thực hiện các hoạt động ESG quốc tế và Việt Nam

d) Am hiểu chuẩn mực ESG sử dụng để đánh giá, bao gồm nhưng không giới hạn bởi: Bộ tiêu chí đánh giá ESG của tổ chức (VietESG); Các tiêu chuẩn thực hành ESG (tuỳ theo cuộc đánh giá, ví dụ GRI về thực hiện báo cáo phát triển bền vững; hoặc CSDDD và hướng dẫn của EFFAS khi thực hiện đánh giá toàn diện ESG – ESD Due Diligence; cùng với các tiêu chuẩn liên quan)

e) Có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm ở vai trò chuyên gia đánh giá cấp trưởng đoàn đánh giá, trực tiếp thực hiện ít nhất 04 cuộc đánh giá ở vai trò chuyên gia đánh giá cấp trưởng đoàn.

D. Viện nghiên cứu ESG Việt Nam – VietESG Academy

1) Nhóm 1, ESG Thực thi:
 Nghiên cứu về tích hợp ESG trong hoạt động tổ chức và lộ trình triển khai ESG: chúng tôi đã hoàn thành version 02 của bộ tài liệu Hướng dẫn xây dựng Hệ thống ESG theo cấu trúc bậc cao (HLS); tuy nhiên, chúng tôi chưa công bố, vì xét thấy cần tham vấn thêm ý kiến của các anh chị chuyên gia tư vấn ESG trong và ngoài nước (về bản chất, VietESG là tổ chức đánh giá nên không thể có nhiều kinh nghiệm thực tế như các tổ chức tư vấn; thế mạnh của chúng tôi là việc được tiếp cận với các Good-practise, thông lệ tiên tiến trên thế giới).

2) Nhóm 2, ESG x Ngân hàng:
– Đã hoàn thành xây dựng nhóm, đặc biệt đã mời được một số Cố vấn cao cấp là lãnh đạo hoặc từng giữ vị trí lãnh đạo của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại; bản thân tôi, trong quá trình làm việc với các ngân hàng thời gian gần đây, đã tiếp xúc và trao đổi với rất nhiều cán bộ quản lý các bộ phận có liên quan đến ESG trong Ngân hàng

3) Nhóm 3, tập trung vào ESG data:
– Hiện tại đang có hai hướng, ESG data phục vụ báo cáo ptbv và quản trị, và ESG data phục vụ việc xếp hạng (rating), bản thân việc rating đang có hướng triển khai để phục vụ hoạt động cấp tín dụng Xanh (tạm gọi là Xanh, thực ra nên gọi là sustainable loan). Chúng tôi đang tìm kiếm các đối tác thực hiện việc ESG Rating tại Việt Nam.
– Về Bộ tiêu chí đánh giá và xếp hạng ESG, hiện tại chúng tôi đã hoàn thành Bộ tiêu chí này, rất phức tạp, theo các trụ cột và khía cạnh ESG trọng yếu, theo từng ngành, tích hợp các bằng chứng đánh giá trong suốt quá trình 04 năm chúng tôi thực hiện việc đánh giá ESG, cùng với sự tham của các chuyên gia đánh giá HSE và CSR trong tổ chức VietESG.
– Tuy nhiên, vấn đề đặt ra liên quan đến việc sử dụng Bộ tiêu chí này, dẫn đến 02 hướng đi: VietESG phát triển thành Tổ chức đánh giá và xếp hạng độc lập (ESG Rating); hoặc tìm kiếm đối tác Ratings tại Việt Nam.
Nếu anh chị có quan tâm hoặc biết về các đối tác thực hiện Rating tại Việt Nam, vui lòng giới thiệu giúp chúng tôi. Xin cảm ơn.

4) Nhóm 4, tập trung vào việc phân tích ESG phục vụ mục đích đầu tư:
– Hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu việc hợp tác với một số tổ chức về ESG Investing; tuy nhiên bản thân bộ tiêu chí đánh giá ESG và phương pháp thực hiện ESG Due Diligence (đánh giá toàn diện) để phục vụ phân tích đầu tư sắp được hoàn thiện, dự kiến chúng tôi sẽ kết hợp với các phương pháp truyền thống về phân tích và quản lý danh mục đầu tư để xây dựng và hoàn thiện trong thời gian tới.

 

Trân trọng!

error: Content is protected !!
en_USEnglish
Chỉ mục