Chia sẻ và hỏi đáp

 

Có công cụ nào để đánh giá, giám sát thực hành ESG?

Đối với từng ngành (nông nghiệp, xây dựng, logistic, công nghiệp) dưới góc độ là người tư vấn ESG thì anh cho rằng đâu là vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp nên tập trung để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên cho ESG, tác động hiệu quả nhất đến tình hình kinh doanh và kinh tế của DN?

Theo em hiểu, ESG giúp thu hút đầu tư, tối ưu hóa chi phí tuân thủ quy định và giảm thiểu rủi ro cho DN. Anh có thể nói rõ hơn về khía cạnh rủi ro này không ạ? Những rủi ro nào DN hay mắc phải và cần quan tâm, những trường hợp cụ thể về thực hành tốt kiểm soát rủi ro tại DN?

Mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau của 3 trụ cột môi trường, xã hội, quản trị trong quá trình xác định mục tiêu, chiến lược, giải pháp ESG?

Một kế hoạch ESG như nào được coi là có tính khả thi?

Các doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao uy tín, liên kết công đồng, thương hiệu của mình tại địa phương nơi mà doanh nghiệp đặt nhà máy

Hiện nay, những vấn đề về biến đổi khí hậu, đặc điểm vùng miền em nghĩ cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như trong khu vực đồng bằng sông cửu long có sụt lún, xâm nhập mặn, thủy triều. Trong trường hợp như này nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nào chưa và nếu chưa thì bản thân doanh nghiệp cần làm gì để giảm thiểu rủi ro bởi các tác động này?

 

8. Xu hướng nổi bật trong chiến lược ESG?

Chiến lược ESG được thực hiện nhằm đạt được các Mục tiêu ESG

Mục tiêu ESG được thực hiện, để đáp ứng yêu cầu từ các bên liên quan, như:

  • yêu cầu của Khách hàng (về thực hiện trách nhiệm xã hội, quản lý môi trường);
  • yêu cầu của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước (ví dụ như yêu cầu phải kiểm kê khí nhà kính, yêu cầu về an toàn, PCCC)
  • yêu cầu của chính Ban lãnh đạo doanh nghiệp (ví dụ như phải tiếp cận thị trường Châu Âu, theo đó phải thực hiện các yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp)
  • yêu cầu của Khách hàng (về quản lý chất lượng, v.v..)

Do các bên liên quan luôn luôn thay đổi yêu cầu, thường theo hướng nâng cao, nên Chiến lược ESG luôn phải thay đổi thường xuyên.

Muốn biết Chiến lược ESG nào đang được coi là Nổi bật, cần quan sát, ghi nhận các Yêu cầu mới nhất từ các bên liên quan; sau đó xác định các Mục tiêu ESG được coi là quan trọng, nổi bật, cần được ưu tiên.

Thực tế, Chiến lược ESG không dùng từ “nổi bật”, mà nên dùng từ “phù hợp”.

7. Một báo cáo hay chiến lược thực thi ESG như thế nào được đánh giá cao?

Một báo cáo hoặc chiến lược ESG chất lượng cần:

  • Tuân thủ tiêu chuẩn: Đối với báo cáo, tiêu chuẩn GRI là một lựa chọn phổ biến và được công nhận rộng rãi. Ngoài ra, cần đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, hoặc thị trường cụ thể (như Châu Âu). Đối với các vấn đề cụ thể như khí nhà kính, áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 14064, 14067, 14068, hoặc SBTi.
  • Đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan: Đảm bảo chiến lược và báo cáo phản ánh đúng nhu cầu và yêu cầu của các bên liên quan, từ đó xây dựng được sự tin tưởng và giá trị bền vững.

6. Kỹ năng cần bổ sung cho người làm ESG ở giai đoạn này?

Tùy thuộc vào các vấn đề ESG trọng yếu của tổ chức, người làm ESG nên:

  • Nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về quản lý, điều phối, và đánh giá các dự án ESG.
  • Tìm hiểu thêm về hơn 30 chủ đề trọng yếu trong ba trụ cột ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị). Đây là một hành trình học tập lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và cập nhật liên tục.

5. Các bước tiếp theo cho doanh nghiệp đã triển khai ESG thành công?

Những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm triển khai ESG nên:

  • Tự đánh giá định kỳ hệ thống quản lý ESG: Áp dụng chu trình P-D-C-A (Plan-Do-Check-Act) để cải tiến liên tục. Xem thêm cấu phần 9 (Theo dõi, đo lường, đánh giá) và 10 (Cải tiến) trong hệ thống quản lý ESG.
  • Học hỏi từ các tổ chức Best-in-class: Nghiên cứu các doanh nghiệp dẫn đầu về ESG trong ngành, đặc biệt ở cấp độ quốc tế, để áp dụng các thực tiễn tốt nhất.

4. Mô hình tổ chức thông minh để triển khai ESG hiệu quả tại doanh nghiệp?

Triển khai ESG không có công thức “thông minh” chung cho mọi doanh nghiệp, nhưng một mô hình hiệu quả thường bao gồm ba lớp:

  • Ban lãnh đạo: Thường dưới dạng Ủy ban ESG, chịu trách nhiệm ban hành chính sách ESG và cung cấp nguồn lực (tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất).
  • Đội ngũ chuyên trách ESG: Có thể là một phòng ban ESG hoặc một cán bộ điều phối, phụ trách quản lý và triển khai các kế hoạch ESG.
  • Các bộ phận liên quan: Các phòng ban khác cùng tham gia thực hiện các dự án và kế hoạch hành động ESG.

3. Những thách thức và lỗi thường gặp khi làm ESG tại doanh nghiệp?

  • Thách thức thường gặp:
    • Ban lãnh đạo có thể chưa quen thuộc với ESG, dẫn đến việc thiếu sự ủng hộ hoặc nguồn lực (như ngân sách, nhân sự, cơ sở vật chất).
    • Năng lực của đội ngũ ESG hoặc các bộ phận liên quan có thể chưa đủ để triển khai hiệu quả.
    • Hạn chế về tài chính, thời gian, hoặc cơ sở vật chất cũng là rào cản phổ biến.
  • Lỗi thường gặp:
    • Không đánh giá kỹ bối cảnh tổ chức hoặc bỏ qua việc xác định nhu cầu của các bên liên quan, dẫn đến việc không nắm bắt đúng các yêu cầu ESG.
    • Xác định sai các vấn đề ESG trọng yếu, khiến doanh nghiệp tập trung vào những ưu tiên chưa phù hợp.
    • Chạy theo các xu hướng như Net-Zero hay chuyển đổi năng lượng mà không cân nhắc xem chúng có phải là vấn đề trọng yếu của tổ chức hay không, gây tốn kém thời gian và chi phí.

2. Các mức độ nghề nghiệp ESG và kỹ năng bổ sung cho từng mức độ?

Nghề ESG hiện được chia thành ba vai trò chính, mỗi vai trò có các cấp bậc và yêu cầu kỹ năng khác nhau:

  • a) Trực tiếp triển khai (trong doanh nghiệp):
    • Chuyên viên ESG: Thực hiện các nhiệm vụ ESG cơ bản.
    • Trưởng phòng ESG (ESG Manager): Quản lý và điều phối các hoạt động ESG.
    • Giám đốc Phát triển bền vững (Chief Sustainability Officer, C-level): Đưa ra chiến lược ESG ở cấp cao.
      Xem thêm tài liệu “CORPORATE SUSTAINABILITY PRACTITIONER COMPETENCY FRAMEWORK 2.0 (CSP 2.0)” trong mục 7.2 Năng lực tại Thư viện ESG Việt Nam.
  • b) Tư vấn:
    • Cấp bậc thường thấy ở các công ty tư vấn lớn (như Big 4: PwC, Deloitte, EY, KPMG) bao gồm: Assistant → Senior Assistant → Manager → Senior Manager/Associate Director → Director.
      Mỗi cấp bậc yêu cầu kỹ năng tư vấn chuyên sâu hơn, từ hỗ trợ đến dẫn dắt các dự án ESG.
  • c) Đánh giá:
    • Internal Auditor: Đánh giá nội bộ về ESG.
    • Auditor: Chuyên gia đánh giá độc lập.
    • Lead Auditor: Trưởng đoàn đánh giá.
      Đây là cách phân cấp phổ biến ở các tổ chức đánh giá như BSI hay Bureau Veritas (BV).

1. Đâu là kỹ năng then chốt khi làm về ESG?

Để làm tốt trong lĩnh vực ESG, bạn cần trang bị một số kỹ năng cốt lõi, giúp xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển bền vững hiệu quả:

  • Xây dựng hệ thống ESG tại tổ chức: Điều này bao gồm việc soạn thảo chính sách phát triển bền vững (chính sách ESG), thiết lập cơ cấu nhân sự phù hợp để triển khai ESG, và hiểu rõ về tổ chức cũng như cách quản trị. Đây là bước nền tảng, đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về doanh nghiệp.
  • Triển khai ESG: Xác định chính xác nhu cầu của các bên liên quan, từ đó đặt ra các mục tiêu ESG phù hợp. Dựa trên mục tiêu, bạn cần xây dựng chiến lược khả thi, tối ưu hóa nguồn lực để đạt được hiệu quả cao.
  • Báo cáo ESG: Hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo ESG, như tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: GRI, ISSB, SASB). Quan trọng hơn, bạn cần có khả năng tự thực hiện một báo cáo ESG hoàn chỉnh.
  • Kỹ năng bổ trợ: Kỹ năng quản lý dự án rất hữu ích để điều phối các kế hoạch và dự án ESG, đảm bảo mọi thứ được triển khai đúng hướng.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về yêu cầu và mô tả công việc của một cán bộ ESG, bạn có thể tham khảo tài liệu “(VietESG) ESG Competency” trong mục 7.2 Năng lực tại Thư viện ESG Việt Nam.

Các câu hỏi khác đợi trả lời:

  • Xu hướng nổi bật trong chiến lược ESG?
  • Có công cụ nào để đánh giá, giám sát thực hành ESG?
  • Đối với từng ngành (nông nghiệp, xây dựng, logistic, công nghiệp) dưới góc độ là người tư vấn ESG thì anh cho rằng đâu là vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp nên tập trung để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên cho ESG, tác động hiệu quả nhất đến tình hình kinh doanh và kinh tế của DN?
  • Theo em hiểu, ESG giúp thu hút đầu tư, tối ưu hóa chi phí tuân thủ quy định và giảm thiểu rủi ro cho DN. Anh có thể nói rõ hơn về khía cạnh rủi ro này không ạ? Những rủi ro nào DN hay mắc phải và cần quan tâm, những trường hợp cụ thể về thực hành tốt kiểm soát rủi ro tại DN?
  • Mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau của 3 trụ cột môi trường, xã hội, quản trị trong quá trình xác định mục tiêu, chiến lược, giải pháp ESG?
  • Một kế hoạch ESG như nào được coi là có tính khả thi?
  • Các doanh nghiệp cần làm gì để nâng cao uy tín, liên kết công đồng, thương hiệu của mình tại địa phương nơi mà doanh nghiệp đặt nhà máy
  • Hiện nay, những vấn đề về biến đổi khí hậu, đặc điểm vùng miền em nghĩ cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như trong khu vực đồng bằng sông cửu long có sụt lún, xâm nhập mặn, thủy triều. Trong trường hợp như này nhà nước đã có chính sách hỗ trợ nào chưa và nếu chưa thì bản thân doanh nghiệp cần làm gì để giảm thiểu rủi ro bởi các tác động này?
error: Content is protected !!